Lạm phát là gì?
Lạm phát là tình trạng giảm giá trị của một loại đơn vị tiền tệ khiến cho mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vị theo thời gian. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Nói cách khác, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát là do chính phủ in nhiều tiền hơn mức cần thiết và đó cũng là lý do tại sao ông bà ta luôn nói rằng mọi thứ trước đây rẻ hơn.
Lạm phát là tốt hay xấu đối với một nền kinh tế?
Theo nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes, trong một số trường hợp, lạm phát không phải là điều khủng khiếp mà thực tế có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra việc làm mới trong thời gian kinh tế suy thoái.
Tỷ lệ lạm phát thấp sẽ kích thích chi tiêu, đầu tư và vay nợ. Đó là những yếu tố cần thiết để góp phần tăng trưởng nền kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát giảm xuống quá thấp sẽ làm cho nền kinh tế bị trì trệ.
Tỷ lệ lạm phát cao dẫn đến việc làm xói mòn giá trị của số tiền tiết kiệm được. Khi tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao sẽ trở thành siêu lạm phát. Điều này làm cho giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng một cách nhanh chóng trong khi mức lương của người lao động vẫn giữ nguyên, sức mua của đồng tiền giảm và chi phí sinh hoạt sẽ trở nên ngàng càng đắt đỏ.
Tiền mã hóa và vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát
Do lạm phát là mối đe dọa thường xuyên đối với giá trị được lưu trữ bằng tiền pháp định, nên mọi người thường tự bảo vệ bằng cách đầu tư vào các tài sản giúp duy trì giá trị theo thời gian. Trong lịch sử, vàng được sử dụng như một công cụ phòng vệ chống lạm phát, nhưng hiện giờ tiền mã hóa đã trở thành công cụ thay thế phổ biến hơn trong những năm gần đây.
>>> Đọc thêm: Hướng Dẫn Đăng Ký Và KYC Tài Khoản Sàn Bybit Đầy Đủ Nhất (2022)
Phòng chống lạm phát
Đồng tiền pháp định luôn chịu sự thao túng bằng việc thay đổi lãi suất hoặc in thêm tiền. Nhưng đồng tiền mã hóa thì không. Nguồn cung của Bitcoin sẽ không bao giờ vượt qua mức 21 triệu, điều đó khiến cho đồng tiền này trở thành nơi lưu trữ giá trị hấp dẫn có khả năng chống lại lạm phát. Mặc dù Bitcoin đã được nhiều người biết đến trong vài năm gần đây, nhưng do bản chất biến động của thị trường tiền mã hóa thì đây vẫn là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi.
Thị trường tiền mã hóa với những biến động không ngờ
Các nhà phê bình cho rằng lý do chính khiến lượng tiền của tổ chức tăng trên thị trường tiền mã hóa là do sự tăng giá chung của tiền mã hóa theo thời gian. Tuy nhiên, sau khi giá Bitcoin giảm mạnh 45% vào tháng 5, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại với vàng, coi tiền mã hoá là một ngành chưa trưởng thành, chưa chứng minh được là loại tài sản ổn định cũng như là nơi lưu trữ giá trị an toàn.
Bất kỳ tài sản nào được sử dụng làm nơi lưu trữ giá trị và công cụ phòng vệ chống lạm phát đều yêu cầu độ ổn định và độ tin cậy cao. Trong khi đó, tiền mã hóa có quá nhiều biến động ngắn hạn, nên không mang lại cho nhà đầu tư niềm tin tương tự như đối với vàng.
Tổng kết
Lạm phát là khái niệm phức tạp có thể tốt hoặc xấu tùy theo mức độ ảnh hưởng của nó vào nền kinh tế tại thời điểm đó. Mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn ổn định trong năm ngoái do đại dịch Vi-rút corona kìm hãm các doanh nghiệp, nhưng dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần khi mức chi tiêu tăng và nền kinh tế mở cửa.
Do đó, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào vàng, bất động sản và các tài sản khác để chống lại tình trạng lạm phát trong tương lai. Trong thập kỷ qua, Bitcoin và tiền mã hóa cũng đã chứng minh được vai trò của mình giống như những tài sản nói trên trong thời kỳ lạm phát.
>>> Bắt đầu hành trình tiền mã hóa với Binance – Hướng dẫn đăng ký Binance đầy đủ update mới nhất 2022