Grid Trading là gì?
Grid Trading hay giao dịch lưới là việc tự động hóa việc mua và bán hợp đồng tương lai. Công cụ này được thiết kế nhằm mục đích đặt lệnh trên thị trường trong khung giá đã cấu hình theo những khoảng thời gian đã định sẵn. Giao dịch lưới phù hợp với thị trường biến động và chạy ngang, giá biến động trong một phạm vi nhất định. Công cụ này cho phép nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trong những thay đổi giá dù là nhỏ nhất.
Hiểu đơn giản hơn, Grid Trading là lệnh được đặt trên và dưới một mức giá đã định. Nó tạo nên một lưới các lệnh với mức giá tăng dần và giảm dần tạo thành một mạng lưới các giao dịch. Lệnh này tận dụng việc giằng co giá để sinh lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Lưới Long/Short là gì?
Lưới Long/Short (hay lưới mua/bán) là chiến lược giao dịch cho phép người dùng giao dịch theo xu hướng thị trường trong hệ thống Grid Trading. Tức là nhà đầu tư bắt buộc phải tạo một vị thế đầu tư ban đầu (Long hoặc Short) và đồng thời đặt lệnh giới hạn mua và giới hạn bán tại các khoảng đã xác định trước để tận dụng biến động thị trường và giằng co giá.
Ví dụ, nhà đầu tư mở vị thế Long ban đầu cho hợp đồng BTC/USDT và dự đoán BTC sẽ tăng giá. Đồng thời, nhà đầu tư đó đặt lệnh bán ở mức 1000 USD cao hơn giá thị trường cho hợp đồng này. Các thiết lập này cho phép nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng cơ sở trong hệ thống Grid Trading.
Hướng dẫn thiết lập Grid Trading Long/Short trên Binance
Hiện tại, Bot Grid Trading đang thực hiện các lệnh giới hạn mua và giới hạn bán theo hệ thống dựa trên thông số của người dùng. Tại đây, nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược Grid Trading Long/Short đầu tiên.
Bước 1: Truy cập giao dịch Hợp đồng tương lai và nhấn Grid Trading ở thanh Menu và lựa chọn hợp đồng sẽ triển khai giao dịch.
Bước 2: Nhập thông số cho chiến lược Long/Short trên giao diện Grid Trading:
- Giá trần và Giá sàn của vùng giá;
- Số lượng lệnh trong vùng giá đã đặt;
- Độ rộng giữa của mỗi lệnh Grid;
- Ký quỹ ban đầu.
Lưu ý, nếu giá thị trường hiện tại lớn hơn vùng giao dịch lưới thì chiến lược này sẽ bắt đầu tại vị thế bằng không.
Bước 3: Xác định giá trị ký quỹ ban đầu của vị thế.
Hệ thống sẽ tính toán giá trị ký quỹ ban đầu dựa trên số lượng Grid, mức đòn bẩy và vùng giá trị chiến lược. Mức độ dày của lưới tỷ lệ thuận với giá trị ký quỹ ban đầu.
Lưu ý, giá trị danh nghĩa của mỗi lệnh lưới phải lớn hơn mức yêu cầu tối thiểu. Để đảm bảo giá trị này, nhà đầu tư phải điều chỉnh số lượng lưới (giảm đi) hoặc giá trị ký quỹ ban đầu (tăng lên).
Khi giá trị ký quỹ ban đầu nhỏ hơn mức yêu cầu tối thiểu, nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo yêu cầu đáp ứng giá trị đó để kích hoạt chiến lược mới. Tức là nhà đầu tư phải đảm bảo đủ số dư và mức ký quỹ cao hơn giá trị ký quỹ ban đầu. Nếu không chiến lược sẽ bị thanh lý.
Bước 4: Nhấn vào Tạo để thiết lập lệnh lưới.
Thiết lập Grid Trading nâng cao
Để nhà đầu tư có thể quản lý vị thế hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, Bot Grid Trading đã phát triển các chức năng nâng cao là giá kích hoạt. Đây là mức giá được xác định trước để hệ thống kích hoạt giao dịch lưới tại mức giá đó. Khi đó, nhà đầu tư có thể thiết lập lệnh thời điểm mà hệ thống sẽ hoạt động, miễn là điều kiện thị trường đáp ứng với các tiêu chí đặt ra ban đầu.
Khi giao dịch lưới được kích hoạt, hệ thống sẽ chia khung tài sản thành nhiều mức lưới theo thông số mà nhà đầu tư đã thiết lập, đồng thời đặt ra các lệnh đang chờ xử lý cho từng mức giá.
Lệnh mua sẽ được thực hiện khi giá giảm, lệnh bán sẽ được đặt ngay lập tức khi mức giá tăng cao. Lệnh mua có thể được đặt xen kẽ, ngay sau khi lệnh bán được thực hiện mà giá tài sản tăng. Điều này giúp nhà đầu tư luôn luôn giao dịch ở các thời điểm thuận lợi nhất và kiếm được lợi nhuận trong điều kiện thị trường biến động.
Bên cạnh đó, để đảm bảo vị thế, nhà đầu tư có thể đặt lệnh cắt lỗ (Stop Loss). Hệ thống sẽ đóng toàn bộ vị thế lưới đã được thiết lập ban đầu khi giá tài sản vượt ra khỏi phạm vi cắt lỗ. Đây là giải pháp tốt nhất nhằm giữ vững vị thế của nhà đầu tư trong điều kiện thị trường diễn biến không thuận lợi.
Xem thêm: Hướng dẫn đặt lệnh Stop Loss và Take Profit trên Binance
Tính lãi và lỗ khi sử dụng lưới Long/Short
Đây là công việc xem xét lợi nhuận đã khớp và chưa khớp. Các giao dịch đã hoàn tất là các giao dịch đã khớp và ngược lại. Giao dịch đã khớp là mọi vị thế trong chiến lược lưới đều đã được khớp với các lệnh đã khớp tương ứng.
Cách tính lãi và lỗ được tổng hợp trong bảng sau:
Cách tính tổng lợi nhuận của Grid Trading
Phương pháp lợi nhuận đã ghi nhận và P&L chưa ghi nhận
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận ròng đã ghi nhận + P&L chưa ghi nhận
- Tính lợi nhuận ròng đã ghi nhận: Số liệu này được tính bằng lợi nhuận đã ghi nhận trừ đi tổng chi phí các lệnh đã hoàn thành trong Grid Trading.
- Tính P&L chưa ghi nhận: dựa trên chênh lệch giữa giá vào lệnh gần nhất và giá vào lệnh của các vị thế đang mở.
Phương pháp P&L chưa khớp và lợi nhuận đã khớp
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đã khớp + P&L chưa khớp
- Xác định lợi nhuận đã khớp: Tổng lợi nhuận của các lệnh đã khớp
- Tính lợi nhuận chưa khớp: Lợi nhuận chưa ghi nhận của các lệnh lưới đã khớp hoặc không được khớp, được tính dựa trên chênh lệch giữa giá gần nhất và giá trung bình của các lệnh chưa khớp. Trong đó,
Giá khớp trung bình của các lệnh chưa khớp = ∑Lượng lệnh chưa khớp chia ∑Lệnh chưa khớp
Các vị thế được khớp bằng cách nào?
Vị thế được khớp bằng phương pháp FILO (vào trước ra sau), tức là các lệnh điền trước sẽ được khớp sau.
Ví dụ:
Trong đó, lệnh mua gần nhất với giá 10.000 đô la sẽ được khớp ở mức giá 10.100 đô la. Các lệnh còn lại sẽ được khớp ở mức giá cao hơn tương ứng.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng các tham số tự động trong giao dịch lưới Spot
Kết luận
Nói tóm lại, Grid Trading là một phương pháp giao dịch dễ dùng và không đòi hỏi nhà đầu tư có kỹ thuật cao hay khả năng dự đoán thị trường. Vì các tính toán đều được hệ thống xử lý tự động nên phương pháp này đặc biệt phù hợp với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
Tuy nhiên, để có lợi nhuận cao, nhà đầu tư không thể thần thánh hóa bất kỳ phương pháp nào mà cần có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng vận dụng đa dạng các phương pháp trong giao dịch.