Lịch sử ra đời của Dogecoin (DOGE)
Dogecoin là gì và quá trình thành lập như thế nào?
Dogecoin (DOGE) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân quyền, dựa trên mã nguồn của Litecoin. Trên thực tế, Dogecoin vẫn rất ít dùng để giao dịch mua bán mà chủ yếu dùng để tặng online cho những người chia sẻ tin tức hữu ích, câu chuyện thú vị lên mạng. Tên của đồng tiền này lấy cảm hứng từ Meme Doge – gây bão Internet vào năm 2013. Meme gốc có hình một chú chó Shiba với phần chữ được viết bởi font comic sans.
Nhà sáng lập của Dogecoin là Billy Markus, ban đầu, Billy cho rằng một đồng tiền mã hóa “hài hước” sẽ dễ dàng gây thiện cảm hơn nhiều so với Bitcoin. Cũng trong khoảng thời gian đó, Jackson Palmer – một nhân viên của Adobe tuyên bố rằng mình đã đầu tư vào Dogecoin và tin chắc rằng nó sẽ là một hiện tượng lớn trong tương lai bằng một bài viết trên Twitter (hiện bài này đã bị xóa).
Nhận được một số sự khích lệ, Palmer đã tạo ra website dogecoin.com. Markus đã lướt qua website này khi nó mới được khởi tạo và liên hệ với Palmer để biến ý tưởng về Dogecoin trở thành hiện thực. Khi ra mắt, tin về Dogecoin đã nhanh chóng được lan tỏa trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội. Trong vòng vài tháng, Dogecoin đã đạt mức vốn hóa thị trường hàng triệu đô la.
Cộng đồng giàu sáng kiến
Có lẽ chính bản chất “thiếu nghiêm túc” của Dogecoin đã mang đến thành công cho nó. Đồng tiền này từng cạnh tranh trực tiếp với những “ông lớn” tiền số, và ngay cả bây giờ, nó đã chễm chệ nằm trong top 10 đồng coin có vốn hóa lớn nhất thị trường. Giá token cao ngất ngưởng của Dogecoin từng thu hút được sự chú ý của nhiều người, nhưng chính cộng đồng lại là những gì giữ mọi người ở lại. Đây cũng là điều làm đồng tiền này trở nên khác biệt.
Cộng đồng Dogecoin là một trong những cộng đồng lành mạnh nhất. Họ biết đồng tiền của mình không có tiềm năng thay đổi thế giới như Bitcoin, không có nền tảng công nghệ sâu rộng như Ethereum, và cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào để có thể phát triển cao hơn như DOT hay DeFi. Cộng đồng Dogecoin đã gây được tiếng vang với nhiều đóng góp từ thiện của mình, mở màn với một hệ thống “boa tiền” trên các trang như Reddit, nơi người dùng có thể chuyển một lượng nhỏ Dogecoin để thưởng cho những nhà tạo nội dung.
Tinh thần sẻ chia này đã lan rộng sang những nhà gây quỹ nhiều hoài bão: vào năm 2014, họ đã kêu gọi được lượng Dogecoin trị giá hơn 30.000 đô la để giúp đội tuyển đua xe trượt tuyết Jamaica tham dự Thế vận hội Mùa đông Sochi, bởi đội tuyển này đã vượt qua vòng loại nhưng không đủ kinh phí đến Nga tham gia sự kiện.
Cũng trong năm 2014, cộng đồng này cũng khởi động 2 dự án ý nghĩa khác. Doge4Water đã kêu gọi được hơn 30.000 đô la để khoan giếng ở Kenya, và các fan của Dogecoin sau đó đã tài trợ tay đua NASCAR Josh Wise hơn 50.000 đô la qua tiền mã hóa. Thay cho lời cảm ơn, Wise đã vẽ logo Dogecoin lên xe của mình.
CEO của Tesla – Elon Musk đã đăng trên tweet vào ngày 2 tháng 8 năm 2019 rằng: “Dogecoin có lẽ là một trong số những loại tiền mã hóa ưa thích của ông”. Theo một cuộc bầu chọn cộng đồng, ông được mọi người bình chọn vui là CEO của đồng tiền mã hóa này.
Dogecoin might be my fav cryptocurrency. It’s pretty cool.
— Elon Musk (@elonmusk) April 2, 2019
Đợt tăng giá nhờ TikTok
Vào giữa năm 2020, một video lan truyền trên ứng dụng TikTok đã tạo ra một phản xạ dây chuyền khiến giá DOGE tăng mạnh. Một người dùng đã kêu gọi mọi người cùng mua Dogecoin, người này khẳng định rằng tất cả họ sẽ trở nên giàu có bằng cách mua DOGE và bán ra khi giá đạt 1 đô la. Cơn sốt lan tràn, khiến giá Dogecoin tăng hơn 2,5 lần so với tuần trước đó. Tuy nhiên, đợt bơm này không tồn tại quá lâu, và giá Dogecoin bắt đầu tụt mạnh sau đó.
Động thái này có thể được xem là hoạt động pump and dump (bơm/thổi giá rồi xả hàng). Hoạt động dạng này là bất hợp pháp trong các thị trường truyền thống do gây ra nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Hoạt động thổi giá này thường diễn ra theo kiểu những người quảng bá mua một lượng lớn tài sản trước rồi tạo ra sự cường điệu xung quanh tài sản, khiến người khác chịu hiệu ứng FOMO (hội chứng sợ bị bỏ lỡ) dốc tiền đầu tư. Kết quả là giá tăng mạnh (pump). Sau đó, nhà đầu cơ sẽ bán số tài sản họ nắm giữ, khiến thị trường lao dốc bởi áp lực bán mạnh, các nhà đầu tư vào sau sẽ bị bỏ lại với một khoản lỗ khổng lồ.
Xem thêm: Token STEPN Là Gì? Tìm Hiểu Dự Án Green Metaverse Token (GMT)
Dogecoin hoạt động như thế nào?
Dogecoin được tạo ra trên một nhánh của Litecoin (LTC) gọi là Luckycoin. Tuy nhiên, đã có một số thay đổi đáng kể với giao thức này.
Blockchain
Tương tự như Bitcoin, Dogecoin sử dụng Blockchain , nơi các Block (khối) được nối với nhau bằng Proof-of-Work (Bằng chứng công việc). Những người tham gia mạng lưới cài đặt phần mềm mã nguồn mở vào máy của họ để có thể đóng vai trò làm full nodes. Với những người còn xa lạ với công nghệ Blockchain, điều này có nghĩa là người tham gia duy trì một bản sao hoàn chỉnh của cơ sở dữ liệu (chứa toàn bộ các giao dịch).
Hệ thống này phi tập trung, vì không có quản trị viên điều hành. Thay vào đó, người dùng gửi thông tin trực tiếp cho nhau và dựa trên các công nghệ mật mã để biết những người dùng ngang hàng có hành động trung thực hay không.
Cách khai thác và nguồn cung
Với những Blockchain Proof-of-Work như Bitcoin, người ta dùng một quá trình gọi là khai thác (đào) để tạo ra những đồng tiền mã hóa mới. Những người tham gia phải chứng minh với mạng lưới rằng họ đã thực hiện công việc, đại khái giống như việc tìm đáp án cho một câu đố phức tạp.
Câu đố được giải bằng cách hash thông tin cho đến khi người dùng có thể cung cấp một đáp án được hệ thống chấp nhận hợp lệ. Điều này không thể thực hiện bằng tay, thay vào đó người dùng đầu tư điện năng và sức mạnh máy tính để tìm ra đáp án.
Một điểm khác biệt lớn giữa Bitcoin và Litecoin là Litecoin không sử dụng chức năng băm SHA-256 để khai thác. Đây là một quyết định có chủ đích. Litecoin dựa trên Scrypt, một thuật toán Proof-of-Work chống ASIC.
Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là những máy tính dùng để khai thác Bitcoin sẽ không thể dùng làm máy tính và GPU khai thác Litecoin. Về mặt lý thuyết, việc này sẽ giúp việc khai thác phi tập trung hơn. Tuy vậy, ASIC cho Scrypt đã ra đời không lâu sau đó.
Là một hậu duệ của Litecoin, Dogecoin kế thừa thuật toán Scrypt. Tuy nhiên, nhằm tránh cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro bảo mật, các nhà phát triển Dogecoin đã chuyển sang một mô hình khai thác kết hợp, tức là những người khai thác Litecoin có thể đồng thời kiếm được Dogecoin.
Việc khai thác Dogecoin đặt mục tiêu thời gian khối là một phút và phần thưởng khối là 10.000 DOGE. Không có tổng cung tối đa, và đã có hơn 100 tỷ đồng DOGE đang lưu thông. Những người ủng hộ xem việc gỡ bỏ giới hạn là một lựa chọn tốt vì nó khuyến khích việc tiêu dùng tiền mã hóa và tránh việc những người tham gia sớm thu lợi một cách bất hợp lý.
Vì sao nên cẩn trọng khi đầu tư DOGE?
Các chuyên gia đầu tư tiền mã hóa đã chỉ ra các yếu tố mà nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi bỏ tiền vào Dogecoin.
Thứ nhất, đây là một đồng meme coin, tức là “làm ra cho vui”
Dogecoin ra đời không có tầm nhìn hay sứ mệnh lớn lao gì như Bitcoin hay Ethereum cả. Thật vậy, hai nhà sáng lập Dogecoin là Billy Markus và Jackson Palmer chỉ mất 3 tiếng đồng hồ là code xong đồng tiền này, với ý định tạo ra một đồng tiền mã hóa có logo chú chó Doge đang hot ở thời điểm khi ấy.
Thứ hai, tổng cung của Dogecoin là VÔ HẠN.
số lượng DOGE đang lưu hành trên thị trường là hơn 129 tỷ đơn vị. Theo cơ chế phát hành hiện tại, mỗi năm sẽ có thêm 5,2 tỷ DOGE mới được tung ra thị trường.
Dogecoin có cơ chế đào Block thưởng tiền cố định như Bitcoin. Mỗi Block sẽ trả thưởng 10.000 DOGE cho thợ đào. Yếu tố thay đổi duy nhất là độ khó thuật toán đào tiền, vốn sẽ tăng giảm dựa trên hashrate hiện tại của mạng lưới.
Mặc dù vậy, việc giá Dogecoin từ đầu năm đến nay tăng gần 60x đang cho thấy nhu cầu mua DOGE lúc này đang lớn hơn gấp nhiều lần so với nguồn cung. Tuy nhiên, liệu nhu cầu này sẽ duy trì mãi mãi, hay sẽ tan biến khi giá trị đồng tiền này sụp đổ? Chỉ có thời gian mới có thể cho câu trả lời.
Thứ ba, Dogecoin thiếu ứng dụng thực tiễn.
Bên cạnh việc được chấp nhận làm phương thức thanh toán tại một số nhãn hàng, Dogecoin tính đến nay vẫn chưa có thêm công dụng gì ngoài đầu tư. Các tổ chức lớn đã tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa như MicroStrategy, Tesla, PayPal, Visa,… đều chưa hề có tín hiệu sẽ chấp nhận Dogecoin.
Đây vừa là tín hiệu cho thấy Dogecoin mới chỉ dừng lại ở một “phong trào” đầu tư của cộng đồng, chứ chưa nhận được sự công nhận rộng rãi như Bitcoin. Song, nó cũng để lại cơ hội để đồng tiền này tiếp tục gia tăng giá trị trong tương lai một khi được các ông lớn để mắt đến. CEO Tesla Elon Musk vẫn thường xuyên có những bài đăng đề cập đến Dogecoin trên mạng xã hội, khiến cộng đồng tin rằng trong tương lai không xa, DOGE sẽ trở thành đồng tiền mã hóa thứ 2 được Tesla chấp nhận sau Bitcoin.
ur welcome pic.twitter.com/e2KF57KLxb
— Elon Musk (@elonmusk) February 4, 2021
Xét cho cùng, Dogecoin là một đồng tiền mã hóa, và giống như bao đồng tiền khác lúc này trên thị trường, nó là một công cụ để đầu tư. Mỗi người nên cân nhắc kỹ lưỡng về những ưu nhược của đồng tiền mình chọn ở thời điểm hiện tại để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Định hướng phát triển đồng DOGE
Đối thủ cạnh tranh của Dogecoin là tất cả các đồng tiền điện tử top đầu như Bitcoin, Ethereum và Ripple. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đồng tiền này chưa bao giờ được tạo ra để trở thành đồng coin có giá trị nhất. Vì mục tiêu của các nhà phát triển Dogecoin là muốn giá của nó được giữ ở mức thấp để nó có thể dễ dàng được sử dụng cho các mục đích tặng thưởng với số tiền nhỏ.
Thách thức lớn nhất của Dogecoin hiện nay là họ đã không phát hành một bản cập nhật nào trong suốt hơn 2 năm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ngay cả khi không có bất kỳ cập nhật nào, giá Doge hôm nay vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng. Điều này có vẻ như là một điều tốt đẹp, nhưng đối với người sáng tạo của Dogecoin, Jackson Palmer, điều đó lại rất đáng thất vọng khi hơn 2 năm mà không phát hành một bản cập nhật nào. Song, mặc dù vậy, hầu hết cộng đồng Dogecoin đều rất lạc quan về vị trí của đồng tiền này trong tương lai.