Để giao dịch an toàn trong thị trường tiền điện tử, các nhà giao dịch nên biết cách quản lý rủi ro và tránh những sai lầm gây hại cho khoản đầu tư của họ. Vì vậy, việc hiểu được các lý do giao dịch thất bại, các lỗi sai phổ biến là vô cùng quan trọng để bạn có thể phòng tránh và trở thành nhà giao dịch thành công.
4 lý do giao dịch thất bại của các nhà giao dịch
Lạm dụng đòn bẩy tài chính (Over-leveraging)
Một trong những lý do phổ biến mà các nhà giao dịch thường hay thất bại là lạm dụng đòn bẩy tài chính. Việc lạm dụng đòn bẩy tài chính là hậu quả của việc tự tin thái quá vào kết quả của một giao dịch. Điều này giống như việc kỳ vọng được ăn lớn sau mỗi lần giao dịch. Vấn đề với cách tiếp cận này là nó cực kỳ không bền vững.
Sử dụng một lượng lớn đòn bẩy có thể mang lại hai kết quả. Nếu tích cực thì giao dịch sẽ thành công, mang lại lợi nhuận bền vững. Tuy nhiên, các vị thế đòn bẩy cao cũng có thể mang lại lượng lỗ tương đương nếu không thuận lợi.
Với việc giao dịch tiền điện tử mang tính biến động lớn và không thể lường trước, xu hướng lỗ và lãi là ngang nhau. Hơn nữa, khoản lỗ có thể khiến người giao dịch mất trắng toàn bộ số vốn, đặc biệt là nếu thị trường biến động lớn.
Những nhà giao dịch thành công không bao giờ thực hiện những giao dịch được sử dụng đòn bẩy ngoài khả năng của họ hoặc thậm chí ngoài chiến lược của họ. Vì vậy, những người mới giao dịch nên tập trung bảo toàn vốn và nhắm tới những khoản lãi nhỏ nhưng bền vững, tăng dần theo thời gian.
Quản lý rủi ro kém
Một lý do khác khiến các nhà giao dịch thất bại là khả năng quản lý rủi ro kém. Các chiến lược quản lý rủi ro nên đối phó với bất kỳ khoản lỗ nào. Các sàn giao dịch như Binance Futures mang lại các công cụ giao dịch như lệnh ngừng thua lỗ giúp giảm thiểu lỗ của giao dịch. Các lệnh ngừng thua lỗ cho phép người giao dịch thoát khỏi vị thế nếu chúng không được như kỳ vọng.
Nếu các nhà giao dịch không sử dụng các công cụ giao dịch hỗ trợ và bảo vệ họ thì nguồn vốn đầu tư của họ có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Những công cụ như lệnh ngừng không chỉ giúp người giao dịch bảo vệ vốn của họ mà chúng còn hoạt động ngay cả khi người dùng không hoạt động.
Thực hiện các vị thế lớn và rủi ro
Những người mới giao dịch thường rơi vào bẫy “được ăn cả ngã về không”, đặt hết tiền của họ vào một giao dịch. Điều này không chỉ vô trách nhiệm và nguy hiểm mà cách tư duy như vậy cũng hoàn toàn sai. Khi mới bắt đầu, mọi đồng vốn đều quan trọng. Vì vậy, bạn nên tuân theo các nguyên tắc quản lý tiền nghiêm ngặt để bảo vệ vốn của mình. Thực chất, những người giao dịch thành công nhất đều làm theo những nguyên tắc và hạn chế giống nhau trong mỗi giao dịch.
Một giao dịch trị giá 10% được coi là rủi ro cao với hầu hết các nhà đầu tư. Ví dụ, nếu bạn có 1000 đô thì giao dịch 10% được coi là rủi ro cao vì bạn sẽ mất 100 đô, bạn sẽ chỉ có thể giao dịch 10 lần nữa đến khi hết vốn. Thay vào đó, bạn nên giao dịch 1% hoặc ít hơn. Như vậy thì bạn có thể biết được cách thị trường hoạt động và chịu được các khoản lỗ mà không lo phá sản. Khi lãi ngày càng tích lũy thì bạn sẽ có nhiều vốn hơn để giao dịch.
Giao dịch không có trách nhiệm
Các yếu tố tâm lý và cảm xúc có thể tác động lớn tới cách nhiều người giao dịch. Vì vậy, những người mới giao dịch thường rơi vào sự vô kỷ luật và vô trách nhiệm, khiến họ thất bại. Vì vậy, những người giao dịch bốc đồng và cá cược chắc chắn về lâu dài sẽ lỗ. Khi người giao dịch bị lỗ liên tiếp, việc lật ngược tình thế có thể rất khó, và trong những tình huống như vậy, có lẽ việc dừng giao dịch là tốt nhất.
Binance Futures đã tạo ra một cơ chế để giúp những người giao dịch tránh hành vi này, được gọi là chức năng Cooling-Off Period. Chức năng này làm mất hiệu lực các giao dịch tương lai trong một khoảng thời gian nhất định.
Một kiểu giao dịch vô trách nhiệm khác là khi người mới không hiểu rõ về sản phẩm mà họ đang giao dịch. Dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm mà bạn đang giao dịch và những điều cơ bản về chúng sẽ cho bạn lợi thế cạnh tranh và giúp bạn có sự kiểm soát đối với hành động của mình hơn.
Kết luận
Các nhà giao dịch thường thất bại bởi vì họ không cân nhắc việc giao dịch đủ nghiêm túc. Hầu hết những người giao dịch không có kinh nghiệm thường tìm kiếm những phương pháp làm giàu nhanh và không tính toán cách tiếp cận thị trường. Ngược lại, những người giao dịch thành công chịu trách nhiệm cho hành động của họ, lên kế hoạch và chu đáo. Khi giao dịch có trách nhiệm, mỗi lượt giao dịch nên có mục đích và được bảo vệ tốt nhất có thể – sử dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro.
>>> Đọc thêm thông tin về Binance: Binance niêm yết LUNA 2.0 trên Innovation Zone